Lượt xem: 1,040
Cũng như Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ lớn trong năm và được người Trung Quốc vô cùng coi trọng. Trong dịp lễ lớn này, ngoài những phong tục như chúc Tết, lên chùa dâng hương cầu bình an, múa lân…thì người Trung Quốc cũng rất coi trọng những món ăn trong dịp này. Trong dịp đặc biệt này, những món ăn và thường mang ý nghĩa may mắn, đủ đầy. Nếu đến đất nước này vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức những món ăn cổ truyền Trung Quốc sau đây nhé:
Mâm mứt Tết 8 món – Một năm mới may mắn
Đây là món ăn được các gia đình bày trong một khay có 8 ô để tiếp khách trong dịp Tết. Được làm từ các loại hoa quả khô như: mứt bí đao, dừa, hạt dẻ cười, cà rốt, quýt, hồng khô, hạt sen… và mỗi gia đình thường trọn 8 món mứt trong những loại này với quan niệm số 8 là số đem đến may mắn và các loại mứt hoa quả, hạt khô đem đến sự đủ đầy.
Sủi cảo thường có nhân đem theo điều bất ngờ – Năm mới sung túc, đầy đủ
Theo phong tục của người Trung Quốc, sủi cảo là món ăn truyền thống được ăn vào dịp đầu năm sau thời khắc giao thừa. Thời gian một ngày trước Tết dù ai có đi làm xa hay bận rộn việc gì đều sẽ trở về nhà quây quần bên gia đình cùng nhau làm món ăn này. Việc ăn món sủi cảo vào dịp đầu năm với quan niệm sẽ có một năm sung túc, đủ đầy vì hình dạng món sủi cảo được mô phỏng theo hình dạng của đồng tiền cổ của Trung Quốc. Để tạo không khí vui vẻ vào những dịp đặc biệt, người ta thường cho vào nhân bánh một số nguyên liệu kèm theo để tạo bất ngờ cho người ăn, đó có thể là ớt, hạt tiêu, muối, hoặc đồng xu…và sẽ thật may mắn nếu chọn đúng vào chiếc sủi cảo có đồng xu bên trong.
Bánh tổ Nian Gao – Lời chúc năm mới thịnh vượng
Đây là loại bánh cổ truyền Trung Quốc và không thể thiếu trong mâm cỗ vào dịp Tết ở đây. Bánh tổ hay còn gọi là Nian Gao mang ý nghĩa thịnh vượng và luôn đi lên. Đặc biệt thành phần chủ yếu của bánh tổ là gạo nếp khi nấu lên sẽ dẻo, dính với mong muốn những người trong gia đình luôn gắn kết với nhau. Hiện nay, bánh tổ có nhiều cách chế biến, bao bì cũng như du nhập vào nhiều nước khác nhau nhưng ý nghĩa một năm mới thịnh vượng của chiếc bánh tổ trong mâm cỗ dịp đầu năm vẫn không thay đổi.
Món Gà Kung Pao – Hy vọng trường thọ
Là món ăn theo trường phái ẩm thực Tứ Xuyên (trường phái có sức ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc). Món gà Kung Pao được chế biến từ gà nấu kèm với ớt, đậu với vị cay đặc trưng của món ăn Tứ Xuyên. Có thể thay thế gà bằng tôm hoặc thịt bò… nhưng dịp đầu năm người Trung Quốc thường ăn thịt gà Kung Pao bởi ý nghĩa về sự trường tồn của món gà này.
Thịt lợn chua ngọt – cầu chúc gia đình nhiều cháu con
Một mâm cỗ Tết ở Trung Quốc không thể thiếu món thịt lợn chua ngọt. Thịt lợn được chọn lọc hết sức kỹ càng đem chiên cùng dứa, ớt chuông và kèm với nước sốt chua ngọt. Món ăn này vừa thơm ngon, đậm vị lại vừa là lời cầu chúc con cháu đầy nhà của người Trung Hoa.
Liên hệ với taobaovietnam.vn để được Tư Vấn. Taobaovietnam.vn luôn cố gắng nỗ lực để phục vụ quý khách một cách tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN