Tỷ giá: 3,605 Đ/NDT Hotline: 0969.191.444

Tại sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành chứa đầy châu báu nhưng không trục vớt?

Lượt xem: 698

Trước khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, Từ Hy Thái Hậu đã cho người ném nhiều châu báu xuống giếng cổ do không thể mang theo hết. Đến nay, vì sao số châu báu vẫn còn nguyên nhưng không ai trục vớt?

Tử Cấm Thành hay Cố Cung nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước kia. Đây là nơi ở của Hoàng tộc từ triều đại giữa nhà Minh tới cuối nhà Thanh. Tổng cộng có 24 vị Hoàng đế từng ở đây, 14 Hoàng đế thuộc triều nhà Minh và 10 Hoàng đế còn lại dưới thời nhà Thanh.

Hiện trong Tử Cấm Thành vẫn còn hơn 70 chiếc giếng cổ lớn nhỏ khác nhau, chưa tính những chiếc giếng đã bị san lấp hoặc hư hỏng. Trước kia, những chiếc giếng được xây dựng dùng để chữa cháy trong Tử Cấm Thành.

 

Tại sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành chứa đầy châu báu nhưng không trục vớt? - 1

 

Các giếng cổ trong Tử Cấm Thành (Ảnh: 163).

Theo sử sách ghi lại, vào thời điểm cuối triều nhà Thanh, người trong cung không dùng nước trong giếng để uống mà lấy nguồn nước từ ngoài vào cung. Lý do bởi những người trong cung nghi ngờ chất lượng nước tại đây. Họ sợ nước trong giếng bị nhiễm độc và từng chứng kiến không ít trường hợp tự vẫn hoặc người bị ném xuống giếng. Và chúng còn được coi là "nhân chứng" chứng kiến sự thăng hoa, suy tàn của hai thế hệ vương triều trong suốt 600 năm lịch sử.

 

Khi liên quân 8 nước đánh chiếm Bắc Kinh vào tháng 5/1900, Tử Cấm Thành trở nên hỗn loạn. Một số phi tần, cung nữ, sợ bị làm nhục nên đã nhảy xuống giếng tự vẫn.

 

Tại sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành chứa đầy châu báu nhưng không trục vớt? - 2

 

Trước khi rời khỏi Cố Cung, Từ Hy Thái Hậu đã ra lệnh ném rất nhiều châu báu xuống giếng (Ảnh: News).

Trước khi tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, Từ Hy Thái Hậu đã sai người ném Trân Phi - vị quý phi được vua Quang Tự hết lòng sủng ái nhất, xuống giếng. Tại chiếc giếng nơi vị phi tần này bị ném xuống, sau đổi tên thành giếng Trân Phi.

 

Không những thế, rất nhiều châu báu được Từ Hy Thái Hậu yêu cầu ném xuống giếng bởi không mang theo hết được. Năm 1901, khi Lý Hồng Chương và quần thần ký hòa ước với liên quân 8 nước, vị Thái Hậu này mới từ Tây An trở về Cố Cung.

 

Tại sao giếng cổ trong Tử Cấm Thành chứa đầy châu báu nhưng không trục vớt? - 3

 

Giếng Trân Phi ngày nay (Ảnh: 163).

Tuy nhiên khi trở về, Từ Hy Thái Hậu không ra lệnh vớt số châu báu quý hiếm bị vứt bỏ dưới giếng lên. Các cung nữ, thái giám trong cung càng không dám vớt lên để giữ làm của riêng vì sợ nếu bại lộ sẽ mất mạng.  

 

Sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, các chuyên gia thống nhất không trục vớt số châu báu dưới các giếng cổ. Do miệng giếng được thiết kế rất nhỏ. Nếu dùng máy móc hiện đại hỗ trợ sẽ gây ra nguy cơ phá hủy những di tích hàng trăm năm tuổi. Bởi vậy, số châu báu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn tới ngày nay.

 

Thông tin được kiểm chứng vào năm 1995, khi các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật một chiếc giếng cổ ở phía tây Tử Cấm Thành để nghiên cứu. Tại đây, họ trục vớt được vô số các di vật văn hóa có giá trị cả về vật chất và lịch sử.

Liên hệ với taobaovietnam.vn để được Tư Vấn. Taobaovietnam.vn luôn cố gắng nỗ lực để phục vụ quý khách một cách tốt nhất.

Đăng ký tư vấn đặt hàng trung quốc miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top