Lượt xem: 789
Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy mọi người có biết nguồn gốc cũng như sự khác biệt của ngày hội rằm tháng Giêng của người Việt so với người Trung Quốc là như thế nào không?
Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là lễ hội cổ truyền của Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.
“Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Vì vây Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm. Tết Nguyên Tiêu có một tên gọi khác là lễ Thượng Nguyên.
Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi với tên là Lễ Hội Lồng Đèn đó.
Tết nguyên tiêu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, đoàn tụ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm và trò chuyện với nhau.
Ở Việt Nam, đây là dịp để người dân lên chùa cầu mong một năm mới bình an.
Trước đây ở Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Trạng Nguyên. Nguyên nhân là vào dịp Tết này nhà vua thường thết tiệc các Trạng Nguyên. Vua mời họ vào vườn Thượng Uyển thưởng hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm hội trạng nguyên.
Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu thì có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là hai nguồn gốc sau:
Ngày xưa có một con thiên nga từ trên trời bay xuống trần gian đã bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng biết được rất tức giận, đã sai Thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 xuống đốt trụi trần gian. May mắn là vài vị thần tiên trên thiên đình không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng. Nên đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để Ngọc Hoàng tưởng rằng trần gian đã bị đốt. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.
Vào thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1. Nàng có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, Đông Phương Sốc đã nghĩ kế để giúp cô. Ông tâu với vua rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu trụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Hán Vũ Đế làm theo, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng. Thế là nhân lúc mọi người đang mải ngắm đèn, Nguyên Tiêu đã trốn về nhà thăm cha mẹ.
Ngày nay, Trung Quốc và các nước sử dụng tiếng Trung thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn hoa đăng; trình diễn múa lân, múa rồng, múa sư; lên chùa cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc; giải câu đố trên lồng đèn; ngâm thơ, đối liễn ...
Đặc biệt ở Đài Loan, người dân ghi những câu ước nguyện lên đèn lồng và thả bay lên trời. Do trong thời loạn lạc, nhiều người đã chạy tứ tán khắp nơi, thất lạc với người nhà. Họ bèn nghĩ ra cách là thả thiên đăng lên trời để báo hiệu bình an cho nhau. Vì vậy, “Đèn Khổng Minh” hay thiên đăng còn được gọi là "Đèn chúc phúc" hay "Đèn bình an". Hoạt động này dần dần phát triển thành một phong tục dân gian. Đèn lồng bay lên trời cao mang theo nhiều ước mong khác nhau.
Nhiều người xem Tết Nguyên Tiêu là mùa Valentine phương Đông, như lễ Thất Tịch.
Lễ hội Đèn lồng từ xưa đã là dịp tốt để những "nam thanh nữ tú" độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, những cô gái trẻ không được tự do dạo chơi bên ngoài, do đó họ chỉ có thể cùng nhau ra ngoài trong dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói, Lễ hội Đèn lồng là ngày Valentine của Trung Quốc.
Hiện nay Tết nguyên tiêu vẫn là một ngày tết cổ truyền quan trọng của người Trung Quốc và Đài Loan. Vào ngày này đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.
Trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Trung Quốc có những tập tục ăn các món:
Bánh trôi nước 汤圆 gần âm với 团圆 là đoàn viên, với ý nghĩa một năm mới hạnh phúc bên nhau, vạn sự như ý.
Rau xà lách
Rau xà lách 生菜 gần âm với 生财 là sinh tài, cầu mong năm mới nhiều tài lộc.
Miền bắc có tập tục ăn Há cảo 饺子 vào Tết Nguyên Tiêu, người Hà Nam có truyền thống “15 dẹt, 16 tròn”, nên Tết Nguyên Tiêu nên ăn Há cảo.
Ăn bánh táo đỏ 棗糕 với mong muốn như ý cát tường.
Tập tục này của Chiết Giang là do nguyên liệu làm Màn thầu có bột nở, bánh yến mạch là hình tròn, nên hai loại bánh này mang ý nghĩa “con cháu đầy đàn đại đoàn viên”.
Vùng Giang Bắc có câu “Thắp đèn Nguyên Tiêu, ăn mì, ăn xong cầu mong cả năm sáng lạng”「上燈元宵,落燈面,吃了以後望明年」. Nghe thì có vẻ tối 15 ăn mì không liên quan gì đến Tết Nguyên Tiêu, nhưng cũng có ước nguyện cầu mong an lành.
* Table có 3 cột, kéo màn hình phần table sang phải để xem đầy đủ
元宵节 | yuánxiāo jié | Tết Nguyên Tiêu |
上元节 | shàng yuán jié | Tết Thượng Nguyên |
灯节 | dēngjié | Lễ hội lồng đèn |
赏花灯 | shǎng huādēng | Thưởng thức Hoa Đăng |
花灯 | huādēng | Hoa Đăng |
灯会 | dēng huì | Hội đèn hoa Đăng |
灯笼 | dēnglóng | Đèn lồng |
对对联 | duì duìlián | Đối câu đối |
猜灯谜 | cāi dēngmí | Đoán câu đố đèn |
舞狮 | wǔ shī | múa sư tử |
舞龙 | wǔ lóng | Múa rồng |
巡游 | xúnyóu | diễu hành/ tuần hành |
保佑 | bǎoyòu | phù hộ |
祈福 | qífú | cầu phúc |
团圆 | tuányuán | đoàn viên |
平安 | píng'ān | bình an |
上香 | shàng xiāng | thắp hương/ thắp nhang |
孔明灯 | kǒngmíngdēng | đèn Khổng Minh |
天灯 | tiān dēng | Thiên Đăng |
汤圆 | tāngyuán | bánh trôi nước |
生菜 | shēngcài | rau xà lách |
生财 | shēngcái | sinh tài |
饺子 | jiǎozi | há cảo |
棗糕 | zǎo gāo | bánh táo đỏ |
Ông bà có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, hoặc “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” cho thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam. Ngày này người dân thường viếng chùa, lễ Phật cầu bình an. Đồng thời ở nhà cũng bày mâm cúng ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Thánh Phật, và anh hùng dân tộc.
Vào ngày này, chùa Ở các khu người Hoa tại Việt Nam như quận 5 ở Hồ Chí Minh, chùa bà Bình Dương, chùa bà Lái Thiêu, … thường đứng ra tổ chức cho người Hoa sống trong khu vực đi diễu hành trong trang phục dân tộc, hoặc hóa trang thành các tiên phật (Bát Tiên, Phúc Lộc Thọ, Thần Tài, Quan Âm, các nhân vật trong Tây Du Ký, Tiên Cô gánh cờ, Tiên Đồng Ngọc Nữ rải hoa, …) để chúc phúc ban phát sự may mắn cho người dân, ngoài ra còn có múa lân, múa rồng, múa sư (địa phương gọi là múa cù), múa hẫu … để tăng thâm phần náo nhiệt cho lễ hội.
Từ năm 2020 Tết Nguyên tiêu của người Hoa Chợ Lớn thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận. Và hiện nay Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Chợ Lớn cũng đang dần trở thành điểm đến cho du khách trong, ngoài nước vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Xôi gấc không chỉ là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của bạn thêm đẹp mắt mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tròn đầy của gia chủ.
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Chính vì vậy gà luộc là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
Mâm cỗ mặn truyền thống là phải yêu cầu có đầy đủ các vị, trong đó không thể không nói đến vị chua của món dưa món đậm đà hương vị những ngày đầu năm.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở.
Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm nguồn gốc, ý nghĩa cũng như sự khác biệt trong Tết Nguyên Tiêu của người Việt , người Hoa ở Việt Nam với người Trung Quốc. Và những trải nghiệm văn hóa sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn học tốt tiếng Trung.
Liên hệ với taobaovietnam.vn để được Tư Vấn. Taobaovietnam.vn luôn cố gắng nỗ lực để phục vụ quý khách một cách tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN