Tỷ giá: 3,605 Đ/NDT Hotline: 0969.191.444

Ý nghĩa của bánh trung thu

Lượt xem: 962

Bánh trung thu được coi là đồ cúng để người cổ đại tế bái Nguyệt thần. Truyền thống đó đã được lưu truyền đến nay, hình thành nên tập tục mỗi khi đến dịp tết trung thu là mỗi nhà đều sẽ ngồi quây quần bên gia đình ngắm trăng và ăn bánh. Và bởi bánh trung thu có dạng hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn viên, phản ánh những tâm nguyện đẹp đẽ của mỗi một con người khi được đoàn tụ bên gia đình.

Không chỉ vậy, mỗi khi ăn bánh trung thu, nhà nhà đều sẽ chia nhau ra ăn, nên ý nghĩa đó đã dần dần hình thành nên biểu tượng của một gia đình đoàn tụ quay quần. Vừa ăn bánh vừa ngắm trăng! Đây là ngày tết chan chứa đầy ý nghĩa sâu sắc và cũng là ngày có mặt trăng tròn nhất trong một năm.
Tết trung thu được bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc và cũng được coi là dịp lễ tết truyền thống của nước ta. Cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, mỗi nhà đều ngồi quay quần xung quanh, cùng nhau ngắm trăng, và cùng thưởng thức món bánh trung thu đặc trưng truyền thống.

banh-trung-thu-3.jpg

Bánh trung thu có ý nghĩa như thế nào?​

Tết trung thu ăn bánh dường như đã trở thành một thứ tập tục ràng buộc mỗi một con người chúng ta. Vậy, đây là vì sao?
Tương truyền vào cuối thời triều Nguyên, Chu Nguyên Chương lãnh đạo dân tộc người Hán phản kháng chính sách bạo hành của triều đại nhà Nguyên. Chọn ngày 15 tháng 8 là ngày khởi nghĩa, thông qua cách cho giấy vào bánh rồi tặng lại lẫn nhau làm nguồn thông tin để truyền đạt tình báo, thành công lật đổ triều Nguyên. Vì để kỷ niệm chiến công này, từ đó cứ mỗi dịp tết đến, tập tục ăn bánh trung thu đã dần dần lan tỏa và được lưu truyền tới nay.

ý nghĩa của bánh trung thu


Bính:(饼:bánh )
Bánh trung thu (月饼: Nguyệt bính) – cũng được gọi là Hồ Bính (胡饼), Cung Bính(宫饼), Tiểu Bính (小饼), Nguyệt Đoàn (月团), Đoàn Viên Bính(团圆饼: Bánh đoàn viên) …
Bánh trung thu ở Trung Quốc đã có lịch sử từ lâu đời. Theo ghi chép của Sử ký, đã sớm có từ thời nhà Ân, Chu… Ở Giang Tô và Chiết Giang sớm đã có “Bánh Thái Sư” (太师饼)- là “tổ tiên” của bánh trung thu, được lấy làm vật kỷ niệm cho lòng bác ái nhân hậu của Thái sư Văn Trọng. Lúc Trương Kiển của thời nhà Hán đi sứ Tây Vực, ông đã chọn vừng, hồ đào, hạnh nhân… làm nguyên liệu để chế tác ra bánh trung thu. Lấy tên làm “Hồ Bính” (胡饼)
Đến thời Đường, trong dân gian đã có đầu bếp chuyên sản xuất ra bánh trung thu. Không chỉ vậy, nó cũng đã trở thành món điểm tâm có tiếng khắp các mặt phố của Kinh thành Trường An, nhưng vẫn chưa trở thành tập tục ăn bánh mỗi khi dịp tết đến. Tương truyền vào một đêm của tết trung thu, Dương quý phi trong lúc đang ngồi ngắm trăng, thấy chiếc bánh hồ giống với hình dáng của mặt trăng, liền thốt lên hai chữ “Nguyệt bính” (月饼:bánh trăng – bánh trung thu ). Từ đó, cái tên “bánh trăng” đã được lan truyền khắp dân gian.

bánh trung thu


Đến thời kỳ Bắc Tống, cứ mỗi vào dịp này, con cháu trong hoàng thất đều thích một loại bánh có tên “Cung bính” (宫饼), dân gian goi là “Tiểu Bính” (小饼)
Triều Minh, đã có một đầu bếp làm bánh thông minh, chuyên dùng những công cụ điêu khắc để khắc lên những họa tiết mang tính câu chuyện thần thoại “Thỏ Ngọc lên cung trăng” nhằm gây hứng thú cho người ăn bánh. Lúc đó, tục lệ tết trung thu ăn bánh trung thu đã dần dần lan truyền khắp nơi. Câu chuyện thần thoại của chiếc bánh vừa xuất hiện, lập tức đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh của nhân dân. Vào cuối triều Nguyên, triều đình mục nát, chính phủ bạo tàn, phần lớn nhân dân trung nguyên không chịu được sự áp bức bóc lột, liền nổi dậy đấu tranh. Chu Nguyên Chương hợp lực cùng với các thế lực phản kháng chuẩn bị nổi dậy, nhưng quan binh triều đình lục soát chặt chẽ, muốn truyền đạt tin tức cũng vô cùng khó khăn. Quân sư Lưu Bá Ôn liền nghĩ ra một kế, mệnh lệnh thuộc hạ giấu đi tờ giấy có ghi “tối 15 tháng 8 khởi nghĩa” giấu vào trong bánh, rồi phái người truyền nhau đem đến các đội quân phản lực nhằm thông báo thông tin. Từ đó, đã một phen lật đổ triều Nguyên. Vì để kỷ niệm chiến công vang dội, tập tục trung thu ăn bánh đã dần được lưu truyền.

tại sao phải ăn bánh trung thu vào tết trung thu


Tập tục của tết trung thu có rất nhiều, hình thức cũng không giống nhau, nhưng nó đều gửi gắm một sự hướng vọng về cuộc sống tươi đẹp và nhiệt huyết vô hạn đến với cuộc sống. Dịp tết trung thu được con là dịp lễ đẫm ý “tình”, là dịp tết mang ý nghĩa tình thơ ý họa nhất! Có người nói: “mỗi lần tết đến lại nhớ người thân”, tâm tư tình cảm của mỗi người gửi vào trong dịp tết này là sự đằm thắm nhớ nhung. Đặc biệt là thời khắc mà ánh trăng soi sáng cả một vùng trời!
圆月挂天边
情字心中牵
寂寞嫦娥舞
千里共婵娟
Viên nguyệt quải thiên biên
Tình tự tâm trung khản
Tịch mịch thường nga vũ
Thiên lý cộng thuyền quyên.

( Trăng tròn treo trên trời cao
Chữ “tình” còn vương vấn trong tim
Cô đơn ngắm Hằng Nga đang múa
Vạn dặm thấy tư thái vầng trăng )
Nguồn: Baidu

Liên hệ với taobaovietnam.vn để được Tư Vấn. Taobaovietnam.vn luôn cố gắng nỗ lực để phục vụ quý khách một cách tốt nhất.

Đăng ký tư vấn đặt hàng trung quốc miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top