Tỷ giá: 3,625 Đ/NDT Hotline: 0969.191.444

Tết Đoan Ngọ

Lượt xem: 784

Cũng giống như người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng là một dịp lễ truyền thống được rất nhiều người dân Trung Quốc mong đợi. Nhưng Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc có gì khác so với Việt Nam?

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì?​

Tết Đoan Ngọ (tiếng Trung: 端午節) hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là "túi đựng tên, hình dáng của nó như cái hộp gỗ" (Tr.2881, Từ Nguyên).
 

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì?



Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều chính vì vậy, người ta thường ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan Ngọ đều lên đến tột bậc.

 

Sự tích Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc​

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với sự tích về Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn Hoài vương nên đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử).
 

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc



Khuất Nguyên thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.
 

Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc có gì khác?​

Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam có nhiều phong tục, tập quán thú vị như ăn cơm rượu nếp, tắm lá mùi, hái lá thuốc... thì tại Trung Quốc, người dân đất nước này cũng có nhiều phong tục thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống như:
 

  • Đua thuyền rồng: Đua thuyền rồng đã trở thành một phong tục truyền thốn, không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc. Hoạt động này xuất phát từ truyền thuyết xưa, khi nghe tin Khuất Nguyên trầm mình xuống sông Mịch La, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu ông nhưng không kịp. Người dân bèn ném thức ăn xuống sông để tôm, cá không ăn mất xác của ông. Rồi vào đúng một năm sau, người dân lại chèo thuyền ra giữa sông rồi ném bánh nếp, bánh gạo xuống để tưởng nhớ vong linh của Khuất Nguyên, lễ hội đua thuyền rồng cũng ra đời từ đó.
  • Đeo túi thơm: Người Trung Quốc còn thích làm và đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ. Túi thơm thường được làm từ vải và chỉ ngũ sắc, may thành hình quả cầu, chú cọp... bên trong đựng các loại hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ em. Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

Bánh ú là một món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc


 

  • Ăn bánh ú: Tục lệ ăn bánh ú vào ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc cũng xuất phát từ truyền thuyết Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn. Người dân yêu mến ông sợ cá, tôm rỉa xác của ông nên đã dùng nếp và lá để gói thành bánh những chiếc bánh u đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu... Xem thêm: Cách làm bánh ú bá trạng của người Hoa ăn Tết Đoan Ngọ 5/5.
  • Uống rượu: Cùng với tục ăn bánh ú thì rượu Hùng Hoàng là thứ không thể thiếu trong dịp lễ đặc biệt này. Theo sách “Bản thảo Cương Mục”, rượu Hùng Hoàng của người Trung Quốc là một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng pha rượu uống. Rượu được lên men lúa mạch cùng Hùng Hoàng, một khoáng vật màu vàng. Ngoài ra, rượu này còn được dùng để xức lên mặt, lòng bàn tay của trẻ em hoặc rưới lên các góc tường để trừ sâu độc.

Có thể thấy rằng, Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc mặc dù không chung nguồn gốc nhưng vẫn có nhiều nét tương đồng so với Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị để hiểu thêm về văn hóa bản địa của các dân tộc, đất nước khác.

Liên hệ với taobaovietnam.vn để được Tư Vấn. Taobaovietnam.vn luôn cố gắng nỗ lực để phục vụ quý khách một cách tốt nhất.

Đăng ký tư vấn đặt hàng trung quốc miễn phí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top